Các thiết bị hỗ trợ thông khí cho bệnh nhân suy hô hấp do virus SARS-CoV-2 (COVID-19) - Hãng: Vyaire Medical (Mỹ)

Cỡ chữ
Bản in
COVID-19 là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) gây ra, nó được phát hiện lần đầu tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019 [1]. Trong số các bệnh nhân bị COVID-19, số lượng ca nhẹ chiếm khoảng 81% cần điều trị triệu chứng, 14% là số ca nặng cần dùng liệu pháp oxy và khoảng 5% là số ca cần điều trị tích cực với các biểu hiện suy hô hấp cấp, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) [2, 3].

1. Suy hô hấp, thiếu oxy máu
Nhóm bệnh nhân này có thể thở liệu pháp oxy thông thường qua gọng mũi, mặt nạ hoặc mặt nạ có túi dự trữ với lưu lượng kế thông thường.

2. Suy hô hấp nguy kịch và ARDS
Nếu bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp oxy thông thường thì có thể cân nhắc chỉ định thở oxy dòng cao qua gọng mũi (HFNO), thở CPAP hoặc BiPAP không xâm nhập. Trong trường hợp thiếu oxy không cải thiện với các biện pháp thở không xâm nhập thì cần đặt ống nội khí quản và thở máy xâm nhập. Nếu thất bại với cả thở máy thông thường thì có thể thở máy cao tần (HFOV) đối với trẻ em và sơ sinh hoặc sử dụng ECMO [4].

2.1 Thở oxy dòng cao qua gọng mũi
- Ưu điểm:
+Thiết bị đơn giản, dễ sử dụng
+ Bệnh nhân dễ dung nạp và vệ sinh hơn so với dùng mặt nạ

- Nhược điểm:
+ Liệu pháp này cũng có nguy cơ lây nhiễm chéo như thở không xâm nhập qua mặt nạ có lỗ thoát khí.
⟶ Tuy nhiên ta có thể khắc phục nhược điểm đáng kể này bằng cách đeo khẩu trang cho bệnh nhân [6].

- Thiết bị thở oxy dòng cao hiện có:

+ Thiết bị thở oxy dòng cao - Hãng: CareFusion/Vyaire (Mỹ) có khả năng cung cấp dải lưu lượng từ 2 - 100 L/phút, hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu 60 L/phút về hệ thống thở oxy dòng cao đối với người lớn theo khuyến cáo của WHO [7]. Ngoài ra, hệ thống này đều có tới 3 cổng khí đầu ra cho phép các có thể hỗ trợ thở tối đa cho 3 bệnh nhân cùng lúc.
Lưu ý: có 1 số thiết bị với lưu lượng tối đa 60 L/phút nhưng có khả năng thực tế không đạt được con số này (do sai số), chưa kể có bệnh nhân với cân nặng lớn thì khó đáp ứng.

+ Máy thở xâm nhập và không xâm nhập Bellavista 1000/1000e - Hãng: IMTmedical/Vyaire (Thụy Sĩ) có tính năng thở oxy dòng cao với lưu lượng cài đặt từ 1 - 80 L/phút đáp ứng cho mọi đối tượng bệnh nhân từ trẻ sơ sinh đến người lớn.

2.2 Thở CPAP, BiPAP không xâm nhập
Có 2 loại máy để thở CPAP hoặc BiPAP không xâm nhập đó là: 1) máy thở không xâm nhập chuyên dụng 2) máy thở xâm nhập và không xâm nhập.

- Máy thở không xâm nhập chuyên dụng:
• Dùng loại dây thở 1 nhánh (single-limb circuit) và mặt nạ có lỗ thoát khí (vented mask).
• Ưu điểm của loại máy thở này là khả năng bù dòng tốt.
• Nhược điểm: với dịch bệnh gây ra do virus thì loại này tăng khả năng lây nhiễm chéo do khí thở ra từ bệnh nhân thoát trực tiếp ra môi trường [5].
⟶ Nên có thể sử dụng:

- Máy thở xâm nhập và không xâm nhập:
• Dùng loại dây thở 2 nhánh (dual-limb circuit) và mặt nạ kín (non-vented mask).
• Ưu điểm của loại máy thở này có nhánh thở ra riêng nên ta có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo bằng cách đặt một bộ lọc khuẩn ở nhánh thở ra.
• Nhược điểm: đa số các máy thở loại này thường có khả năng bù dòng và đồng bộ bệnh nhân-máy thở không đạt yêu cầu.

• Giải pháp:

+ Máy thở Bellavista 1000/1000e - Hãng: IMTmedical/Vyaire (Thụy Sĩ) có tính năng thở không xâm nhập với dây thở 2 nhánh và khả năng bù dòng lên tới 120 L/phút. Ngoài ra, máy còn có các tính năng đồng bộ bệnh nhân-máy thở như: tự động điều chỉnh thời gian tăng từ áp lực nền đến áp lực cài đặt (auto rise time) và tự động chuyển kỳ thở vào sang kỳ thở ra (auto expiratory trigger) cho phép kết hợp các ưu điểm và khắc phục nhược điểm của 2 loại máy trên.

+ Máy thở Vela - Hãng: CareFusion/Vyaire (Mỹ) là máy thở xâm nhập và không xâm nhập với dây thở 2 nhánh, sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 5 kg, có khả năng bù dòng 40 L/phút.

Hai máy này có đặc điểm là dùng công nghệ turbine, không cần nguồn khí nén nên thuận tiện sử dụng với các đơn vị điều trị chưa có sẵn hệ thống khí trung tâm và dễ vận chuyển.

2.3 Thở máy xâm nhập
- Thiết bị được sử dụng cho đối tượng bệnh nhân này là các dòng máy thở chức năng cao có tính năng đo đạc, dõi theo các thông số cơ học phổi và có công cụ huy động phổi.

- Máy thở Bellavista 1000/1000e - Hãng: IMTmedical/Vyaire (Thụy Sĩ) có các tính năng:
+ Đồ họa phổi (Animated Lung) giúp thể hiện trực quan thông số độ giãn nở phổi, kháng lực đường thở và các nhịp tự thở
+ Công cụ huy động phồi (Lung Recruitment Tool) hiển thị vòng lặp Áp lực-Thể tích (P-V Loop) giúp các bác sĩ đánh giá tình trạng phổi của bệnh nhân hoặc thực hiện huy động trong trường hợp các phế nang bị xẹp.

- Máy thở Avea - Hãng: CareFusion/Vyaire (Mỹ) là máy thở chức năng cao, sử dụng người lớn, trẻ em và cả sơ sinh với thể tích khí lưu thông từ 2 mL. Máy cho phép theo dõi các thông số cơ học phổi như độ giãn nở phổi, kháng lực đường thở, công thở, ... cùng công cụ Slow flow Pflex maneuver nhằm xác định áp lực mở phổi.

2.4 Thở máy cao tần
- Máy thở cao tần 3100A - Hãng: CareFusion/Vyaire (Mỹ) cho phép thở cao tần với tần số từ 3-15 Hz, dùng cho bệnh nhân sơ sinh và trẻ em với thể tích khí lưu thông (Vt) từ 1-180 mL.

- Máy thở cao tần 3100B - Hãng: CareFusion/Vyaire (Mỹ) cho phép thở cao tần với tần số từ 3-15 Hz, dùng cho bệnh nhân trẻ em từ 35 kg trở lên và người lớn với thể tích khí lưu thông tối đa khoảng 250 mL.

2.5 Máy thở di động
Máy thở di động LTV 1200 - Hãng: CareFusion/Vyaire (Mỹ) có đầy đủ các chế độ thông khí xâm nhập và không xâm nhập và thử nghiệm thở tự nhiên (SBT), dùng cho bệnh nhân trẻ em từ 5 kg đến người lớn.

KẾT LUẬN:

Hãng Vyaire Medical (Mỹ) có khả năng cung cấp đầy đủ các giải pháp hỗ trợ thở với các tính năng tối ưu:
1. Thiết bị thở oxy dòng cao
2. Máy thở xâm nhập và không xâm nhập
3. Máy thở chức năng cao
4. Máy thở cao tần
5. Máy thở di động

Trong đó, máy thở Bellavista 1000/1000e cho phép đáp ứng tốt một loạt các ứng dụng từ thở oxy dòng cao (HFNO), thở máy không xâm nhập (NIV) tới thở máy xâm nhập với các tính năng thông khí và theo dõi nâng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Team NCPERE. Vital surveillances: the epidemiological characteristics of an outbreak of 2019 novel coronavirus diseases (COVID-19) – China. China CDC Weekly. 2020;2(8):113-22
[2] Yang X, Yu Y, Xu J, Shu H, Xia J, Liu H et al. Clinical course and outcomes of critically ill patients with SARS-CoV-2 pneumonia in Wuhan, China: a single-centered, retrospective, observational study. Lancet Respir Med. 2020. Epub 2020/02/28. doi: 10.1016/S2213-2600(20)30079-5. PubMed PMID: 32105632
[3] Wu Z, McGoogan JM. Characteristics of and important lessons from the coronavirus disease 2019 (COVID-19) outbreak in China: summary of a report of 72314 cases from the Chinese Center for Disease Control and Prevention. JAMA. 2020. Epub 2020/02/25. doi: 10.1001/jama.2020.2648. PubMed PMID: 32091533
[4] Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (COVID-19). 1344/QĐ-BYT, Bộ Y tế (2020)
[5] Wax, R.S., Christian, M.D. Practical recommendations for critical care and anesthesiology teams caring for novel coronavirus (2019-nCoV) patients. Can J Anesth/J Can Anesth (2020)
[6] Jie Li et al. Expert consensus on preventing nosocomial transmission during respiratory care for critically ill patients infected by 2019 novel coronavirus pneumonia. Zhonghua Jie He He Hu Xi Za Zhi
[7] Clinical management of severe acute respiratory infection (SARI) when COVID-19 disease is suspected: Interim guidance V 1.2. WHO (2020)